Cấu hình giao thức định tuyến EIGRP trên Router Cisco

Thảo luận trong 'Routing' bắt đầu bởi chien96, 1/9/18.

  1. chien96

    chien96 New Member

    Cấu hình giao thức định tuyến EIGRP (Enhanced Interior Gateway Routing Protocol)

    2.jpg
    Để nắm rõ về cách thức cấu hình EIGRP, chúng ta có thể xem xét ví dụ hình trên.
    Yêu cầu của ví dụ này là cấu hình định tuyến EIGRP 100 đảm bảo mọi địa chỉ thấy nhau.

    Để cấu hình định tuyến EIGRP, trên Router Cisco sử dụng các lệnh:
    R(config)# router eigrp AS_Number
    R(config-router)# network IP Wildcard - mask

    Trên R1:
    R1(config)# router eigrp 100
    R1(config-router)# network 192.168.1.0
    R1(config-router)# network 192.168.12.0 0.0.0.3

    Trên R2:
    R2(config)# router eigrp 100
    R2(config-router)# network 192.168.2.0
    R2(config-router)# network 192.168.12.0 0.0.0.3
    R2(config-router)# network 192.168.23.0 0.0.0.3

    Trên R3:
    R3(config)# router eigrp 100
    R3(config-router)# network 192.168.3.0
    R3(config-router)# network 192.168.23.0 0.0.0.3

    Tương tự như với các giao thức đã đề cập ở các mục trước, để cho một cổng nào đó của router tham gia định tuyến, thực hiện “network” dải IP có chứa subnet nằm trên cổng ấy. Trong cách cấu hình EIGRP, người quản trị có thể sử dụng hai kiểu cho cổng router tham gia định tuyến:
    - Hoặc là “network” một major network có chứa subnet của cổng muốn cho tham gia giống như cấu hình RIP
    - Hoặc là “network” chính xác subnet trên cổng bằng cách sử dụng trêm wildcard – mask giống như với cấu hình OSPF.

    Sau khi bật xong EIGRP trên các router, chúng thiết lập quan hệ láng giếng với các router kết nối trực tiếp. Khác với OSPF, các router chạy EIGRP chỉ có một loại trạng thái quan hệ láng giếng là “Adjacency”, không chia thành nhiều trạng thái neighbor như với OSPF. Việc thiết lập quan hệ láng giềng được chỉ rõ trên các router bằng các thông báo Syslog:
    1.jpg

    Có thể kiểm tra bảng láng giềng trên các router bằng cách sử dụng lệnh “show ip eigrp neighbor”:
    3.jpg

    Trong các giao thức Distance – vector mặc định có chế độ “Auto – summary”: tự động chuyển các subnet về mạng major khi quảng bá qua biên giới của một major khác. Vì EIGRP cũng là một giao thức Distance – vector nên điều này cũng xảy ra với EIGRP từ đó dẫn đến những sai lệch trong định tuyến và có thể khiến một số subnet không đi đến được. Để khác phục, có thể sử dụng câu lệnh”no auto-summary” trên mỗi router

    Có thể kiểm tra bảng định tuyến trên các router bằng cách sử dụng lệnh “show ip route eigrp

    Bảng định tuyến của các router:


    Trên R1:
    4.jpg
    Trên R2:
    5.jpg
    Trên R3:
    6.jpg

    Chúng ta dùng lệnh ping để kiểm tra mạng đã thông suốt hay chưa.
    Đến đây, ví dụ cấu hình EIGRP trên Router Cisco đã được cấu hình hoàn tất.

    Chúc các bạn thành công!
     

trang này